5 tác hại khi lạm dụng sơn móng tay

Sơn móng tay là thói quen làm đẹp của nhiều chị em, đặc biệt là trong mùa hè.

Sơn móng tay là thói quen làm đẹp của nhiều chị em, đặc biệt là trong mùa hè.

Thành phần độc hại trong sơn móng tay

Theo National Institutes of Health (NIH), các sản phẩm sơn móng tay thường chứa một số hóa chất sau đây, được mệnh danh là "bộ ba độc hại (Toxic Trio)":

- Formaldehyde: Được dùng như một chất bảo quản và làm cứng sơn. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã xếp formaldehyde vào danh sách chất gây ung thư nhóm 1.

- Toluene: Chất dung môi giúp sơn đều màu. Toluene có thể gây đau đầu, chóng mặt và ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương.

- Dibutyl Phthalate (DBP): Được sử dụng để tạo độ mềm dẻo cho sơn. DBP là chất gây rối loạn nội tiết và có liên quan đến suy giảm chức năng sinh sản.

Tác động đến hệ hô hấp và da

Việc thường xuyên tiếp xúc với hơi sơn và hóa chất trong môi trường làm móng tay có thể gây:

- Kích ứng đường hô hấp: ho, nghẹt mũi, khó thở.

- Viêm da tiếp xúc: da quanh móng tay dễ bị đỏ, khô, nứt nẻ.

- Móng tay giòn, yếu và dễ gãy.

Nguy cơ rối loạn nội tiết và ảnh hưởng sinh sản

DBP và một số hợp chất phthalate khác có khả năng bắt chước hormone estrogen, gây mất cân bằng nội tiết tố. Nghiên cứu của Đại học Harvard cho thấy phụ nữ sử dụng sơn móng tay thường xuyên có nồng độ phthalate cao hơn 70% so với người không dùng. Lạm dụng sơn móng tay có thể gây rối loạn kinh nguyệt, giảm khả năng sinh sản, nguy cơ dị tật thai nhi nếu tiếp xúc khi mang thai.

Ảnh hưởng đến gan và thận

Gan và thận là hai cơ quan chính giúp đào thải độc tố khỏi cơ thể. Tuy nhiên, khi hấp thu liên tục các hóa chất từ sơn móng qua da và đường hô hấp, gan và thận có thể bị quá tải, dẫn đến men gan tăng cao, suy giảm chức năng lọc của thận... Dù lượng hấp thu nhỏ, việc tiếp xúc thường xuyên và lâu dài với các chất như toluene, DBP có thể gây tích lũy độc chất, ảnh hưởng gan thận về lâu dài

Nguy cơ ung thư khi tiếp xúc lâu dài

Formaldehyde, toluene và các chất dễ bay hơi trong sơn móng tay được cho là có liên quan đến ung thư máu, ung thư hạch, ung thư đường hô hấp. Một nghiên cứu năm 2021 của Đại học Duke (Mỹ) phát hiện rằng chỉ 10 giờ sau khi sơn móng tay, nồng độ triphenyl phosphate (TPHP - chất ảnh hưởng nội tiết) trong nước tiểu người dùng tăng gấp 7 lần.

Không nên lạm dụng sơn móng tay, cần có thời gian cho móng nghỉ ngơi.

Không nên lạm dụng sơn móng tay, cần có thời gian cho móng 'nghỉ ngơi'.

Cách bảo vệ sức khỏe khi dùng sơn móng

- Lựa chọn sản phẩm an toàn: Chọn sơn móng "3-Free" hoặc "5-Free" (không chứa formaldehyde, toluene, DBP...).

- Không sơn móng liên tục mỗi tuần. Cho móng "nghỉ ngơi" ít nhất 1-2 tuần giữa các lần sơn.

- Sử dụng khẩu trang, đeo găng tay khi tiếp xúc hóa chất.

- Đảm bảo phòng thông thoáng khi làm móng.

Vienne (Theo Women's Health Magazine)