Ba món ăn thay cơm tối giúp no bụng, tăng tốc độ giảm mỡ

Cơm trắng là món ăn quen thuộc nhưng không thường được khuyên dùng trong các thực đơn giảm cân vì gạo trắng được phân loại là carb tinh chế - nhóm thực phẩm có thể gây tăng cân, tăng mỡ thừa, tăng nguy cơ béo phì. Tuy nhiên, carbohydrate là nguồn nhiên liệu chính của cơ thể, khi loại bỏ hoàn toàn hoặc kiêng khem khắt khe nhóm chất này dễ khiến bạn cảm thấy uể oải, khó tập trung, thèm ăn nhiều hơn.

1. Khoai lang

Khoai lang được xem như thực phẩm vàng trong công cuộc giảm cân nhờ giàu chất xơ, lượng đường thấp.

Khoai lang được xem như thực phẩm 'vàng' trong công cuộc giảm cân nhờ giàu chất xơ, lượng đường thấp.

Khoai lang có thành phần dinh dưỡng cao nhưng lượng carb lại thấp nên thường xuyên xuất hiện trong các thực đơn ăn kiêng lành mạnh. Trung bình, lượng carb có trong một củ khoai lang chỉ bằng 1/3 lượng tinh bột trong cơm trắng. Hàm lượng chất xơ cùng các chất kali, natri, phốt pho, vitamin C có trong khoai lang cũng đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Chỉ số đường huyết của khoai lang cũng thấp hơn so với gạo nên không làm gia tăng đường huyết sau khi ăn. Beta-carotene (tiền chất của vitamin A) có nhiều trong khoai lang cũng giúp tăng cường miễn dịch, hỗ trợ giảm cân, giữ dáng đồng thời bảo vệ sức khỏe làn da, làm chậm lão hóa.

Nhờ chứa nhiều chất xơ nên khi ăn khoai lang sẽ nhanh tạo cảm giác no bụng, hạn chế thèm ăn, từ đó kiểm soát liều lượng thực phẩm nạp vào cơ thể hiệu quả hơn. Chất xơ dồi dào trong khoai lang còn có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa trơn tru, đào thải cặn bã trong cơ thể ra bên ngoài dễ dàng hơn. Phần vỏ khoai lang cũng chứa rất nhiều chất xơ, có thể ăn cả vỏ khi luộc, hấp khoai. Để tránh độn thêm calo cho khoai lang cũng như bảo toàn nhiều dinh dưỡng nhất có thể, bạn nên ưu tiên cách chế biến đơn giản như luộc, hấp, hạn chế tối đa chiên rán.

2. Đậu đen

Việc độn đậu đen khi nấu cơm giúp giảm lượng tinh bột cũng như lượng đường trong cơm gạo trắng.

Độn đậu đen khi nấu cơm giúp giảm lượng tinh bột cũng như lượng đường trong cơm gạo trắng.

EatingWell đánh giá đậu đen là nguồn carbohydrate lành mạnh nhờ giàu chất xơ và protein thực vật, giúp no lâu, giảm cảm giác thèm ăn, từ đó, giảm lượng calo tiêu thụ. Theo một nghiên cứu năm 2021 trên Nutrition, Metabolism & Cardiovascular Diseases, việc lựa chọn các loại đậu sẫm màu hơn như đậu đen, đậu đỏ có thể giúp giảm nồng độ cholesterol LDL sau bữa ăn và hỗ trợ huyết áp khỏe mạnh.

Đậu đen có tác dụng làm ấm dạ dày, ruột, cải thiện thị lực và kích hoạt tuần hoàn máu, lợi tiểu, giải độc. Nó cũng là thực phẩm tốt cho làn da, mái tóc, có có tác dụng chống lão hóa, tăng cường sức sống.

Đậu đen có thể nấu cùng cơm theo tỷ lệ nhiều đậu, ít cơm hoặc nấu chín đem trộn salad... Bạn cũng có thể chế biến đậu đen thành súp, chè, cháo... nhưng nên chú ý đến liều lượng gia vị, nhất là đường. Ngoài ra, uống nước đậu đen cũng giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, hỗ trợ giảm cân hiệu quả.

3. Ngô ngọt

Ngô ngọt giàu chất xơ, chứa ít đường, hàm lượng calo và tinh bột thấp, giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa. Phức hợp vitamin B có trong ngô là thành phần quan trọng giúp chuyển hóa chất béo trong cơ thể. Hàm lượng carbs trung bình trong một bắp ngô ngọt chỉ khoảng 18,7 g. Đây là thực phẩm giá rẻ, có thể dùng thay cơm hàng ngày.

Chất xơ trong ngô, đặc biệt là chất xơ không hòa tan, góp phần điều chỉnh nhu động ruột, hạn chế táo bón, hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Trong một 100 g ngô luộc chứa 96 calo, nhưng có tới 73% là nước và 2,4g chất xơ nên chỉ cần ăn một bắp ngô, bạn cũng cảm thấy no bụng, giảm cảm giác thèm ăn.

Chất xơ trong ngô ngọt, đặc biệt là chất xơ không hòa tan, góp phần điều chỉnh nhu động ruột, hạn chế táo bón, hỗ trợ hệ tiêu hóa tốt hơn. Trong 100 g ngô ngọt luộc chứa 96 calo, nhưng có tới 73% là nước và 2,4g chất xơ nên chỉ cần ăn một bắp, bạn cũng cảm thấy no bụng, giảm cảm giác thèm ăn.

Duk Sun