Mâm cỗ cúng ông Táo của nghệ sĩ Việt

Tục lệ cúng ông Táo, hay còn gọi là lễ cúng Táo Quân, thường diễn ra vào ngày 23 tháng Chạp. Nghi lễ này nhằm tiễn Táo Quân, gồm ba vị thần cai quản bếp lửa trong mỗi gia đình, lên thiên đình để báo cáo về tình hình của gia đình trong suốt một năm qua.

Mâm cúng Táo Quân thường có một con cá chép, bánh chưng, gà luộc, xôi, trái cây các món ăn đặc trưng khác. Cá chép được cúng xong sẽ thả ra sông, ao, hoặc các nguồn nước để "cá chép" hóa rồng lên trời.

Mai Phương Thúy nói cô đã chuyên tâm chuyển bị mâm cúng từ sáng vẫn không tránh khỏi nhiều lỗi. Người đẹp đã chuẩn bị xôi gấc, xôi trắng, chả cốm...

MC Nguyên Khang cúng ông Táo tại nhà riêng ở TP HCM. Mâm cúng của anh có thêm một số món Bắc như giò lụa, canh măng...

Vợ chồng ca sĩ Hoàng Bách sửa soạn lễ vật đơn giản gồm trái cây, xôi gấc cá cháp...

Vợ chồng Hoàng Bách sửa soạn mâm cỗ cúng ông Táo
 
 

Ca sĩ Thu Phượng đi chợ sớm sắm sửa hoa quả, thực thẩm tươi ngon về cúng ông Táo.

Cô cho biết dù bận rộn vẫn cố gắng chu đáo việc cúng kiếng để thấy lòng bình an.

Đạo diễn Hoàng Nhật Nam dạy con trai về phong tục cổ truyền.

Tại Hà Nội, ca sĩ Minh Quân nấu mâm cỗ bảy món với thịt gà, nem rán, xôi vò, giò me, giò lụa, canh măng và rau củ luộc để tiễn ông Táo.

Bàn thờ nhà diễn viên Hà Hương tràn ngập sắc xuân với các loại hoa đặc trưng của ngày Tết Hà Nội. Cô cũng cúng ông Táo bằng những món dân dã, quen thuộc.

Vợ chồng siêu mẫu Hạ Vy gác công việc một ngày để dọn dẹp nhà cửa, soạn lễ cúng với bánh chưng, heo quay, gà quay...

Chồng diễn viên Lưu Đê Ly thắp hương, xin bình an cho gia đình. Mâm cỗ nhà cô được trình bày đầy đặn, đẹp mắt.

Mâm cúng kiểu hiện đại của gia đình Tuấn Kiên - Heo Mi Nhon.

Nguyên Thảo