Vĩnh Long xây dựng làng du lịch gạch, gốm hơn 3.000 ha

Hàng trăm lò sản xuất gạch, gốm đỏ cặp sông Thầy Cai ở huyện Măng Thít, tỉnh Vĩnh Long. Ảnh: An Bình

Hàng trăm lò sản xuất gạch, gốm đỏ ven kênh Thầy Cai ở huyện Mang Thít. Ảnh: An Bình

UBND tỉnh Vĩnh Long ngày 15/11 phê duyệt đồ án quy hoạch chung xây dựng khu lò gạch, gốm quy mô 3.060 ha thuộc địa bàn các xã Mỹ An, Mỹ Phước, Nhơn Phú, Hòa Tịnh (huyện Mang Thít) là khu du lịch trọng điểm của tỉnh. Khu vực cũng được định hướng là khu du lịch quốc gia, có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Quy hoạch được kỳ vọng hồi sinh và lan tỏa làng nghề gạch gốm hơn 100 tuổi thành biểu tượng mới trong chuyển đổi mô hình sản xuất nông nghiệp truyền thống sang kinh tế dịch vụ, sáng tạo, có giá trị gia tăng cao.

Du khách tham quan làng nghề sản xuất gạch, gốm đỏ ở huyện Măng Thít, đầu tháng 11. Ảnh: An Bình

Du khách tham quan làng nghề sản xuất gạch, gốm đỏ ở huyện Mang Thít, đầu tháng 11. Ảnh: An Bình

Không gian khu quy hoạch chia thành 9 phân khu. Trong đó trọng tâm là khu nông nghiệp sinh thái gắn với khu lò gạch, gốm với quy mô hơn 1.000 ha. Còn lại là các phân khu phát triển dịch vụ - du lịch, nghỉ dưỡng; khu dân cư đô thị, nông thôn với diện tích hơn 2.000 ha. Các mô hình kinh doanh được xây dựng theo cách tiếp cận cụm ngành kết hợp các chuỗi giá trị. Trong đó, du lịch làm ngành lõi, nông nghiệp và công nghiệp giữ vai trò cung ứng và hỗ trợ.

Hiện tổng dân số khu vực lập quy hoạch khoảng 20.000 người, dự kiến đến năm 2030 là 34.200 người. Trong đó, dân sở tại khoảng 23.000 người, còn lại là lao động, du khách. Đến năm 2045 làng có gần 62.000 người, trong đó gần 50% là du khách, lao động.

Tỉnh Vĩnh Long đang kêu gọi khoảng 3.500 tỷ đồng vốn đầu tư từ nguồn xã hội hóa xây dựng làng gốm, gạch trở thành một điểm đến trên bản đồ du lịch khu vực.

Bẳng đồ quy hoạch làng du lịch gạch, gốm hơn 3000 ha, tại huyện Măng Thít. Ảnh: UBND tỉnh Vĩnh Long

Bẳng đồ quy hoạch làng du lịch gạch, gốm hơn 3000 ha, tại huyện Mang Thít. Ảnh: UBND tỉnh Vĩnh Long

Ngành sản xuất gạch, ngói xuất hiện tại Vĩnh Long vào đầu thế kỷ XIX ở phía nam sông Cổ Chiên, huyện Mang Thít. Đến giữa thế kỷ XX, toàn tỉnh có 39 lò hoạt động sản xuất gạch, ngói nung, tạo việc làm cho 600-800 lao động. Đến đầu thế kỷ XXI, làng nghề phát triển mạnh với 2.284 miệng lò.

Ngành sản xuất gốm trong tỉnh ra đời năm 1983 và phát triển mạnh từ năm 1997 với hàng nghìn mẫu mã khác nhau. Các sản phẩm gốm đỏ Vĩnh Long đã có mặt tại nhiều quốc gia trên thế giới. Sản lượng sản xuất tăng lên gần 50 triệu sản phẩm mỗi năm và dần trở thành th�� mạnh, đặc trưng của địa phương. Lúc hưng thịnh, toàn làng nghề gạch, gốm có hơn 3.000 miệng lò, lớn nhất miền Tây, thu hút hàng chục nghìn lao động.

Phối cảnh làng du lịch gạch, gốm đỏ ven kênh Thầy Cai. Ảnh: UBND tỉnh Vĩnh Long

Phối cảnh làng du lịch gạch, gốm ven kênh Thầy Cai. Ảnh: UBND tỉnh Vĩnh Long

Tuy nhiên, do chi phí sản xuất gia tăng, công nghệ lạc hậu, nhu cầu thị trường giảm nên nghề sản xuất gạch, gốm ở Vĩnh Long "xuống dốc". Trong 10 năm qua, toàn tỉnh đã có hơn 1.250 lò gạch gốm bị phá dỡ, hiện số lò gạch gốm trên địa bàn tỉnh còn lại khoảng hơn 850 lò.

An Bình