Rượu: Uống rượu thúc đẩy tăng nồng độ vi khuẩn xấu trong miệng. Rượu còn có thể gây ra chứng trào ngược axit, đưa mùi hôi của thức ăn lên men trong dạ dày đến thực quản, hòa vào hơi thở khi nói chuyện hoặc thở ra.
Rượu: Uống rượu thúc đẩy tăng nồng độ vi khuẩn xấu trong miệng. Rượu còn có thể gây ra chứng trào ngược axit, đưa mùi hôi của thức ăn lên men trong dạ dày đến thực quản, hòa vào hơi thở khi nói chuyện hoặc thở ra.
Cà phê: Uống cà phê mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, đồ uống này cũng góp phần tạo ra mùi hơi thở khó chịu. Cà phê có hàm lượng lưu huỳnh cao và tăng khả năng khô miệng, đều là những nguyên nhân gây hôi miệng.
Cà phê: Uống cà phê mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, đồ uống này cũng góp phần tạo ra mùi hơi thở khó chịu. Cà phê có hàm lượng lưu huỳnh cao và tăng khả năng khô miệng, đều là những nguyên nhân gây hôi miệng.
Bia: Hơi thở có mùi cũng thường gặp sau khi uống bia. Bởi vì cơ thể chuyển đổi phần lớn lượng bia tiêu thụ thành axit axetic, có mùi hôi giống như giấm. Người uống nhiều và thường xuyên thì chứng hôi miệng sẽ càng nghiêm trọng.
Bia: Hơi thở có mùi cũng thường gặp sau khi uống bia. Bởi vì cơ thể chuyển đổi phần lớn lượng bia tiêu thụ thành axit axetic, có mùi hôi giống như giấm. Người uống nhiều và thường xuyên thì chứng hôi miệng sẽ càng nghiêm trọng.
Sữa: Vi khuẩn trong miệng luôn hoạt động để phân hủy các mảnh thức ăn còn sót lại. Những vi khuẩn này tiêu hóa các chất rắn trong sữa (lactose, protein và lipid) có thể tạo ra lượng hydro sunfua dư thừa, gây ra mùi như giống như mùi trứng thối.
Sữa: Vi khuẩn trong miệng luôn hoạt động để phân hủy các mảnh thức ăn còn sót lại. Những vi khuẩn này tiêu hóa các chất rắn trong sữa (lactose, protein và lipid) có thể tạo ra lượng hydro sunfua dư thừa, gây ra mùi như giống như mùi trứng thối.
Đồ uống có gas: Không chỉ có hại cho sức khỏe mà đồ uống có gas còn có thể dẫn đến hôi miệng. Axit trong nước ngọt và các loại đồ uống có gas khác tạo thành bọt khí là yếu tố quan trọng khiến hơi thở nặng mùi. Do axit làm khô miệng tạo điều kiện cho vi khuẩn cùng các mảnh thức ăn tồn tại, cuối cùng gây mùi hôi.
Đồ uống có gas: Không chỉ có hại cho sức khỏe mà đồ uống có gas còn có thể dẫn đến hôi miệng. Axit trong nước ngọt và các loại đồ uống có gas khác tạo thành bọt khí là yếu tố quan trọng khiến hơi thở nặng mùi. Do axit làm khô miệng tạo điều kiện cho vi khuẩn cùng các mảnh thức ăn tồn tại, cuối cùng gây mùi hôi.
Bảo Bảo (Theo Health, Times of India)
Ảnh: Bảo Bảo
- 9 cách ngăn hơi thở nặng mùi
- Ăn uống gì để phổi khỏe mỗi ngày?
- 6 cách giảm nhanh mùi hơi thở