4 giai đoạn phát triển não của trẻ

Não của trẻ phát triển dần dần, bên cạnh khả năng ghi nhớ và tương tác với môi trường xung quanh còn cho phép trẻ học hỏi không ngừng. Đây còn gọi là quá trình phát triển nhận thức gồm xử lý thông tin, lý luận, trí tuệ, ghi nhớ... Khả năng nhận thức cũng giúp trẻ khám phá, giải quyết vấn đề tốt hơn. Trẻ trải qua nhiều giai đoạn phát triển não bộ từ lúc sơ sinh đến tuổi dậy thì. Các cột mốc đóng một vai trò quan trọng trong.

Sơ sinh đến 2 tuổi

Đây là giai đoạn phát triển nhận thức ở thời thơ ấu, từ khi trẻ mới sinh đến lúc tập đi. Các bé tìm hiểu về thế giới xung quanh thông qua các giác quan như xúc giác, thính giác, vị giác và thị giác. Đặc điểm của trẻ trong giai đoạn này gồm:

  • Hiểu được cảm giác và chuyển động.
  • Học cách quan sát, lắng nghe và nắm bắt.
  • Bắt đầu bò, đi và nhận biết ngôn ngữ được nghe hàng ngày.
  • Nhận biết các đồ vật và người thân xung quanh bằng tên và từ ngữ.

2-7 tuổi

Giai đoạn này có vai trò xây dựng nền tảng cho phát triển ngôn ngữ. Các bé cũng bắt đầu tưởng tượng, ghi nhớ thông tin, sự vật. Đặc điểm của giai đoạn này gồm:

  • Học cách suy nghĩ và sử dụng hình ảnh, từ ngữ để thể hiện đồ vật.
  • Bắt đầu hiểu ngôn từ tốt hơn.
  • Phát triển kỹ năng chơi giả vờ và bắt chước, bắt đầu vẽ hoặc phác họa những thứ chúng nhìn thấy xung quanh.

7-11 tuổi

Trẻ em ở giai đoạn này có những thay đổi lớn về ngôn ngữ, trí nhớ. Đặc điểm của giai đoạn này gồm:

  • Phát triển tư duy logic và có suy nghĩ cụ thể.
  • Ít coi mình là trung tâm hơn, bắt đầu nghĩ về việc người khác có thể cảm thấy hoặc suy nghĩ như thế nào.
  • Họ cảm thấy rằng suy nghĩ của họ là duy nhất và không ai khác có cùng cảm xúc hoặc suy nghĩ.

Từ 12 tuổi trở lên

Ở giai đoạn này, thanh thiếu niên phát triển khả năng hiểu các ý tưởng trừu tượng, tư duy khoa học và đưa ra giải pháp cho một vấn đề. Đặc điểm của giai đoạn này gồm:

  • Bắt đầu suy nghĩ về các vấn đề đạo đức, xã hội và chính trị.
  • Có khả năng suy luận những lý do logic cho những thông tin cụ thể.

Dù các giai đoạn phát triển não của trẻ diễn ra tự nhiên nhưng cần có sự hỗ trợ để diễn ra thuận lợi, hạn chế các trở ngại. Cha mẹ có thể đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển trí tuệ của trẻ.

Phụ huynh nên khuyến khích con khám phá mọi thứ để cải thiện khả năng tư duy, học hỏi, tương tác với trẻ, hát và nói chuyện. Đưa ra những câu hỏi giúp con tìm kiếm giải pháp cho một vấn đề hay dinh dưỡng hợp lý cũng góp phần thúc đẩy trí não tốt hơn.

Bảo Bảo (Theo Momjunction)

Độc giả gửi câu hỏi về bệnh trẻ em tại đây để bác sĩ giải đáp