5 điều nên làm để tránh ăn quá nhiều

Ảnh: Deposit Photos

Ảnh: Deposit Photos

Đừng bỏ bữa

Nhịn ăn gián đoạn hiện là chế độ ăn kiêng thịnh hành, nhưng đối với một số người, bỏ bữa có thể gây ra cơn đói dữ dội dẫn đến việc ăn quá nhiều vào những bữa sau. Thay vào đó, hãy thử ăn đồ ăn nhẹ lành mạnh giữa các bữa ăn hoặc ăn các bữa nhỏ hơn thường xuyên hơn trong ngày.

Giảm căng thẳng

Một nghiên cứu năm 2014 của Thư viện Y khoa Quốc gia phát hiện ra rằng căng thẳng dường như đóng vai trò trong sự phát triển của bệnh béo phì. Để giúp cơ thể bổ sung năng lượng đã mất sau trải nghiệm căng thẳng, nồng độ hormone tăng cao sẽ kích thích sự thèm ăn. Do đó, căng thẳng mãn tính có thể dẫn đến ăn quá nhiều, tăng cân quá mức và đói liên tục. Mọi người có thể hạn chế hoặc giảm căng thẳng theo nhiều cách, bao gồm cả việc tập thể dục thường xuyên và thực hành các biện pháp thư giãn như yoga hoặc thiền.

Không bỏ bữa sáng

Những người ăn nhiều chất béo, protein và carbohydrate vào buổi sáng sẽ no lâu và ăn ít hơn trong cả ngày so với người ăn nhiều bữa hơn vào cuối ngày, theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Dinh dưỡng Anh.

Ăn sau mỗi 4 giờ

Bốn đến năm giờ sau bữa ăn cân bằng, chúng ta có thể cảm thấy đói vừa phải đến đói hoàn toàn, đây là thời điểm tốt nhất để ăn. Đợi quá lâu để ăn có thể khiến bạn phải tuyệt vọng tìm kiếm năng lượng, làm suy yếu quyết tâm đưa ra quyết định lành mạnh. Ăn đều đặn và đúng giờ giúp bạn tránh cảm giác thèm ăn dữ dội bằng cách duy trì lượng đường trong máu và mức năng lượng ổn định.

Tránh xa sự mất tập trung

Không tập trung ăn uống là một hành động thường xuyên xảy ra với hầu hết mọi người, cho dù là ăn khoai tây chiên trong khi xem chương trình truyền hình yêu thích hay làm việc trong giờ ăn trưa. Mặc dù bản chất có vẻ vô hại, hành vi này có thể dẫn đến béo phì. Theo một phân tích có hệ thống năm 2022 về 27 bài báo do Science Direct công bố, việc sử dụng màn hình trong bữa ăn có thể làm tăng lượng thức ăn tiêu thụ.

Hướng Dương (Theo Times of India)