Trong chương trình Cuộc sống khỏe mạnh và tốt đẹp, bác sĩ người Đài Loan Jiang Shoushan đã nói về ca bệnh của người đàn ông 60 tuổi được chẩn đoán mắc bệnh ung thư đại trực tràng giai đoạn 3. Lúc tới khám, tế bào ung thư trong người bệnh nhân đã di căn đến các hạch bạch huyết. Sau khi được phẫu thuật cắt bỏ ruột, ông phải trải qua hóa trị trong nửa năm.
Tuy nhiên, các tế bào ung thư sau đó di căn đến gan và tình trạng bệnh chuyển sang giai đoạn 4. Bác sĩ nói trên thực tế, ung thư đại trực tràng đã di căn đến gan vẫn có thể đốt bằng điện nên không phải đã hết hy vọng nên động viên bệnh nhân tiếp tục điều trị.
Bác sĩ Jiang Shoushan khuyên bệnh nhân nên ăn nhiều rau hơn, đặc biệt là nấm. Theo bác sĩ, bệnh nhân bắt đầu ăn nửa bát nấm chín mỗi ngày để nâng cao khả năng miễn dịch. Trong suốt 2,5 năm kiên trì ăn nấm, bệnh ung thư không tái phát. Bác sĩ giải thích rằng ngoài tác dụng chống khối u, nấm còn rất giàu polysaccharides và có thể thay đổi hệ vi khuẩn đường ruột, chống viêm, làm giảm lipid máu cùng lượng đường trong máu.
Các loại nấm có cơ chế chống ung thư khác nhau, chẳng hạn như arginine trong nấm Enoki (nấm kim châm) có thể ức chế sự phát triển của khối u; selen trong nấm Hongxi có thể ngăn ngừa sự xuất hiện của bệnh ung thư. Các polysacarit có trong nấm sò cũng được biết là có tác dụng chống ung thư; ergosterol và lentinan trong nấm hương có thể ức chế tế bào ung thư, kích thích hệ thống miễn dịch; nấm Brazil chứa β-glucan, có thể điều chỉnh hệ thống miễn dịch và ngăn ngừa ung thư di căn.
>> Xem thêm 8 kiêng kỵ khi ăn yến sào
Hằng Trần (Theo ET Today)