Con đường Tơ Lụa có từ thế kỷ 2 trước công nguyên.
Trung Quốc là nước đầu tiên tìm ra cách trồng dâu, nuôi tằm, lấy kén ươm tơ, dệt lụa vào thế kỷ 3 trước công nguyên. Tơ lụa thời đó chỉ dành riêng cho vua chúa và giới quý tộc. Sau này, tơ lụa được đưa đến các vùng. Con đường Tơ Lụa dần được hình thành từ thế kỷ 2 trước Công nguyên.
Con đường Tơ Lụa được thành lập với mục đích ban đầu là Quân sự
Ban đầu, con đường này được thành lập với ý định quân sự. Cuốn Triều dã kim tài của Hán Vũ Đế ghi lại các đặc điểm về vị trí địa lý, phong tục tập quán, sản vật, hàng hóa và tiềm năng giao thương tại những vùng ông đặt chân đến. Nội dung trong cuốn sách kích thích các thương gia Trung Quốc và Con đường Tơ Lụa dần được hình thành.
Điểm bắt đầu của con đường là thành phố Phúc Châu ngày nay ở Trung Quốc
Con đường Tơ Lụa bắt đầu từ thành phố Phúc Châu, Hàng Châu, Bắc Kinh (Trung Quốc) đi qua các nước như Mông Cổ, Ấn Độ, Afghanistan trước khi đến châu Âu.
Bắt đầu từ Trung Quốc, Con đường Tơ Lụa đi qua các quốc gia như Mông Cổ, Ấn Độ, Afghanistan, Kazakhstan, Iran, Iraq, Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp. Con đường này đi xung quanh vùng Địa Trung Hải và đến châu Âu.
Con đường Tơ Lụa có chiều dài khoảng 4.000 dặm, tương đương 6.437 km.
Lạc đà là phương tiện vẩn chuyển chủ yếu của thương nhân trên Con đường Tơ Lụa
Trước đây, Trường An (nay là Tây An) là nơi thương gia Trung Quốc tập kết hàng hóa, tơ lụa để chuẩn bị cho những chuyến buôn bán lớn qua Con đường Tơ Lụa. Lạc đà là phương tiện vận chuyển chủ yếu trên con đường thương mại này.
Marco Polo là một trong những người châu Âu đầu tiên du lịch trên Con đường Tơ Lụa. Trong cuốn Travels of Marco Polo, ông đã giới thiệu một số phong tục phương Đông đến với phương Tây. Trước khi trở về, ông làm quan ở Trung Quốc trong 20 năm.